Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Vụ chế độ kế toán - Bộ tài chính Tôi là kế toán của một bệnh viện hạng I tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc sở y tế Hà Nội, liên quan đến việc chuyển số dư đầu kỳ theo thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017, tôi xin có câu hỏi như sau Tại công văn số 16098/BTC-CĐKT ngày 28/11/2017 có hướng dẫn về chuyển số dư tài khoản 461 như sau: "Riêng các TK 461, 462, 465 liên quan đến nguồn NSNN cấp kết thúc 31/12 đơn vị chuyển sang năm trước để theo dõi cho đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán, sau thời gian chỉnh lý nếu nguồn lớn hơn chi được xác nhận là số tiết kiệm đơn vị xử lý theo quy định của quy chế quản lý tài chính hiện hành (bổ sung vào các quỹ)" Tại ngày 31/12/2017 số dư tài khoản 461 và tài khoản 661 của bệnh viện bao gồm Số dư Tài khoản 46122: nguồn kinh phí không thường xuyên “ bằng” số dư tài khoản 66122: chi không thường xuyên Số dư tài khoản 46121: nguồn kinh phí thường xuyên (là nguồn tự chủ của đơn vị) hiện đang “lớn hơn” số dư tài khoản 66121: chi thường xuyên. Chênh lệch này là chênh lệch từ nguồn tự chủ của bệnh viện (nguồn thu viện phí) không phải nguồn ngân sách cấp Tuy nhiên khi chuyển số dư đầu kỳ sang năm 2018 phần chênh lệch giữa 461 và 661 tôi đang thực hiện treo trên tài khoản 421 để theo dõi. Lý do: để phòng các trường hợp phát sinh sau niên độ kế toán, Ví dụ thực hiện kiến nghị kiểm toán, Xin hỏi Vụ chế độ kế toán - Bộ tài chính việc theo dõi như trên có đúng ko? Trân trọng cảm ơn!
20/12/2019
Trả lời:

 

Căn cứ công văn số 16098/BTC-CĐKT ngày 28/11/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chuyển số dư cuối kỳ.   

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

  Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

          Theo đó, số xác định là kinh phí tiết kiệm cuối năm sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng trích lập các quỹ theo quy định.

          Vì vậy, lý do của bạn đọc đưa ra là chênh lệch giữa TK 461 với TK 661 không thực hiện kết chuyển mà để phòng các trường hợp phát sinh sau niên độ kế toán như thực hiện kiến nghị của kiểm toán là không được quy định trong các văn bản nêu trên. 

Gửi phản hồi: