Skip to main content
Trang chủ
Thứ Năm 23/9/2021 11:39
ENGLISH
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin Tức Tài Chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Trang chủ
Giới thiệu bộ
Tin tức tài chính
Hệ thống văn bản
Hỏi đáp CSTC
Contribute
Hỏi đáp CSTC
>
Trang chủ
>
Hỏi đáp CSTC
>
Kế toán và kiểm toán
Tài khoản Email
*
Mật khẩu
*
Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng
Tài khoản chưa được kích hoạt
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Mật khẩu hiện tại
*
Mật khẩu mới
*
Xác nhận mật khẩu mới
*
Lưu thay đổi
Tài khoản Email
*
Gửi Email
Đăng ký
Đăng Nhập
Lĩnh vực:
Kế toán và kiểm toán
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Danh sách câu hỏi - Trả lời
Hỏi:
Tôi là phụ trách kế toán tại trung tâm A là đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 (đơn vị nhóm 4) trực thuộc Sở X. Trung tâm có tổ chức kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của Luật Kế toán.Tháng 3/2022 tôi được Sở X quyết định bố trí phụ trách kế toán thời hạn 12 tháng, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc 0,1 so với mức lương cơ sở. Hết thời gian 12 tháng, tháng 3/2023 tôi làm hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng gồm: Sơ yếu lý lịch; Bản sao bằng cử nhân kế toán; Bản sao chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; Giấy xác nhận thời gian thực tế trên 5 năm làm kế toán của đơn vị nơi tôi làm kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2018/TT-BNV ngày 27/3/2018 của Bộ Nội vụ gửi đến Sở X. Tuy nhiên, hồ sơ của tôi không được Sở giải quyết, lý do trung tâm chỉ có 01 kế toán nên không bổ nhiệm kế toán trưởng. Theo tôi được biết, trường hợp các đơn vị kế toán không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP phải bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP: “1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng”.Rất mong được Bộ Tài chính xem xét, trả lời. Trân trọng!
06/09/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính, Trong năm 2023 Công ty chúng tôi có phát sinh vài khoản vay với ngân hàng nước ngoài, đây là khoản vay phục vụ dự án năng lượng tái tạo, thời gian vay 10 – 12 năm, lãi suất cho vay 7.88% - 7.96%. Trong hợp đồng chúng tôi phải thanh toán trước cho bên ngân hàng cho vay 1 khoản upfront fee / arrangement fee 1.4% trên tổng số dư hợp đồng vay và trả trước cho bên ngân hàng cho vay trước khi giải ngân khoản vay, trong hợp đồng ký giữa 2 bên không nói khoản thanh toán này để bên cho vay thực hiện công việc gì và cung cấp dịch vụ gì, trong thời gian bao lâu và khi nào hoàn thành. Công ty chúng tôi liên hệ với bên ngân hàng cho vay và được cho biết bản chất đây là khoản lãi vay trả trước, bên ngân hàng cho vay đã thực hiện phân bổ dần khoản 1.4% trả trước này trong suốt thời gian cho vay để phản ánh lãi suất thực của khoản vay. Vì vậy công ty chúng tôi đã thực hiện đưa khoản 1.4% trả trước cho bên ngân hàng cho vay vào tài khoản 242 và phân bổ trong suốt thời gian khoản vay theo hướng dẫn thông tư 200 về lãi vay trả trước. Xin hỏi Bộ Tài Chính cách hạch toán như vậy có phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành không. Xin trân trọng cám ơn và mong sự phản hồi sớm từ Bộ Tài Chính.
10/08/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Công ty tôi là công ty cổ phần, là Công ty đại chúng, đang lập hồ sơ xin giao dịch trên sàn Upcom. Tuy nhiên, vừa qua Công ty tôi có bổ nhiệm người làm vị trí Phó Tổng giám đốc nhưng kiêm Kế Toán trưởng, kiêm quản lý bộ phận kho - cung ứng mua sắm hàng hóa.Theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định về trường hợp những người không được làm kế toán: “3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Tôi muốn hỏi, Công ty tôi có vi phạm quy định về tiêu chuẩn của người làm kế toán hay không? Nếu vi phạm thì có bị xử phạt hay không?
04/07/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính, theo TT 107/2017 có hướng dẫn hạch toán về tài khoản 421 trong đó có nội dung : "Các trường hợp theo cơ chế tài chính phải bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp", hạch toán Nợ 421 - Có 4314. Vậy cho hỏi : Các trường hợp theo cơ chế tài chính phải bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp là các trường hợp cụ thể nào ? Đồng thời khi hạch toán trích hao mòn TSCĐ mua bằng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp có hạch toán Nợ 421 - có 43141 như hướng dẫn không. Xin cảm ơn
30/06/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Theo Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủquy địnhQuỹ phòng chống thiên tai là quỹ tài chính ngoài ngân sách hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.Căn cứ Khoản 2, Điều 24, Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về việc thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai có nêu “Bộ Tài chínhcó trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính, chế độ kế toán đối với Quỹ phòng chống thiên tai”. Tuy nhiên,đến thời điểm hiện tại Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn về cơ chế tài chính, kế toán. Do đó, cơ quan quản lý Quỹ gặp khó khăn trong việc xác định cơ chế tài chính, kế toán của Quỹ phòng, chống thiên tai.Cho tôi hỏi, chi phí quản lý, điều hành quỹ cấp tỉnh không quá 3% tổng thu trong năm có bao gồm cả khoản lãi tiền gửi hay không? Tổng thu trong năm có bao gồm cả phần thu theo kế hoạch của năm trước và thu cho năm hiện tại hay không?Các hoạt động nào được phép chi từ 3% tổng thu (lương hợp đồng và các khoản đóng góp, phụ cấp kiêm nhiệm các thành viên Hội đồng Quỹ...)?Hình thức lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán hàng năm theo hình thức nào?Áp dụng hệ thống tài khoản kế toán nào?(các Quỹ tài chính ngoài ngân sách có hướng dẫn tại Thông tư 90/2021/TT-BTC, không áp dụng được với Quỹ phòng, chống thiên tai)
06/06/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi: Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính Đơn vị nộp thuế: Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới Địa chỉ: BT1-12 Khu đô thị mới Văn Khê, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội Mã số thuế: 0102724749 Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới là tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Viện hoạt động theo Giấy chứng nhận hoạt động Khoa học và Công nghệ số A-710 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 21/3/2008 sửa đổi bổ sung mới nhất ngày 04/12/2020. Hiện nay, Viện đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp nhưng Bộ báo cáo tài chính năm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Vì vậy, để thống nhất chế độ kế toán và báo cáo tài chính năm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới xin đề nghị Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính hướng dẫn, giải đáp vấn đề sau: - Đối với các tổ chức hoạt động như Viện sẽ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hay Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017. - Nếu Viện tiếp tục áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 thì mẫu báo cáo tài chính sẽ theo Thông tư 107/2017/TT-BTC có được không? Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới rất mong được sự quan tâm, phản hồi của Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính để Viện có cơ sở pháp lý thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Trân trọng!
19/05/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính chào Quý Bộ Tài chính và Quý Tổng cục thuế. Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối hàng gia dụng. Trong quá trình làm việc, nhân viên công ty chúng tôi có phát sinh các giao dịch mua bán dịch vụ ăn uống. Căn cứ theo tiết c, Khoản 1, Điều 12, Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về Chế độ Kế toán doanh nghiệp quy định: “c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán." Mong Quý Bộ hướng dẫn giúp. Đối với các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt có giá trị dưới 20 triệu đồng bao gồm cả thuế GTGT, ngoài hoá đơn GTGT (điện từ) hợp lệ, chúng tôi có cần phải yêu cầu bên cung cấp dịch vụ xuất phiếu thu (mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) hay không. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hướng dẫn phản hồi của Quý Bộ và Quý Tổng cục.
12/05/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính! Quỹ phòng, chống thiên tai là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Chức năng của Quỹ PCTT: + Tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập Quỹ PCTT) và các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Cấp phát kinh phí từ Quỹ PCTT chi cho các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Câu hỏi: 1. Tại điểm c, khoản 1, điều 3 của Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính về Quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm, Báo cáo Quyết toán quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách lập theo Mẫu biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Vậy khi quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai có phần phải lập báo cáo tài chính, mở các loại sổ theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp không? 2. Quỹ PCTT tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập Quỹ PCTT) và các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nộp vào tài khoản tiền gửi Kho bạc nhà nước thì hạch toán thế nào? 3.Quỹ PCTT cấp phát kinh phí từ Quỹ PCTT chi cho các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, mua sắm tài sản cố định (máy móc thiết bị), chi hoạt động quản lý điều hành quỹ PCTT (chi phụ cấp kiêm nhiệm, mua văn phòng phẩm, làm thêm giờ, bao thứ....) thì hạch toán thế nào? Kính nhờ Bộ Tài chính hướng dẫn thực hành chế độ kế toán cho Quỹ phòng chống thiên tai. Xin cảm ơn! Theo Thông
12/04/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính. Theo Khoản 9, điều 40, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2012 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định: “Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định giá trị khoản đầu tư bị tổn thất để trích lập dự phòng tổn thất đầu tư” Theo điều 45, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2012 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định: “Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết”. Xin hỏi hiện tại một doanh nghiệp (công ty mẹ) có khoản đầu tư ra nước ngoài (công ty con - hoạt động kinh doanh có lãi, thời gian hoạt động của dự án là dài hạn và công ty mẹ không có nhu cầu thoái vốn tại công ty con), hàng năm dùng BCTC của công ty con được lập bằng đồng tiền ngoại tệ để chuyển đổi sang BCTC bằng VND theo quy định. BCTC sau khi chuyển đổi xuất hiện chênh lệch âm trên khoản mục "Chênh chênh tỷ giá hối đoái - mã số 417" làm cho khoản mục "Vốn chủ sở hữu - mã số 410" thấp hơn khoản mục "Vốn góp của chủ sở hữu - mã số 411" trên Bảng cân đối kế toán. Vậy trên BCTC riêng của công ty mẹ có thực hiện việc trích lập dự phòng tổn thất đầu tư hay không?
05/04/2023
Xem trả lời
Hỏi:
Kính gửi quý Bộ! Tôi rất mong được quý Bộ trả lời cho vướng mắc sau: Theo chế độ kế toán quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC *Trong năm trích lập Cải cách tiền lương (1) Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế Có TK 468- Nguồn cải cách tiền lương. Sau khi hạch toán theo bút toán (1) in mẫu B02(Báo cáo kết quả hoạt động) âm ở phần thặng dư, thâm hụt **Sang năm sau khi phát sinh chi phí tiền lương chi từ nguồn cải cách tiền lương - Khi phát sinh các khoản chi từ nguồn cải cách tiền lương, ghi: Nợ TK 611- Chi phí hoạt động Có TK 334- Phải trả người lao động - Khi chi trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc. - Cuối năm, kết chuyển nguồn cải cách tiền lương đã tính trong năm, trước khi phân phối thặng dư (thâm hụt) theo quy định của quy chế tài chính, ghi: Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế Có TK 468- Nguồn cải cách tiền lương. - Cuối năm, đơn vị phải kết chuyển phần đã chi từ nguồn cải cách tiền lương trong năm, ghi: Nợ TK 468- Nguồn cải cách tiền lương Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế. ***Phòng Kế hoạch tài chính chỗ tôi đang công tác hướng dẫn Trích lập Nguồn cải cách tiền lương như sau: - Trong năm NV1: Xác định chi phí cải cách tiền lương phải trích từ nguồn thu phí Nợ TK 337/ Có TK 514 NV2: Xác định kết quả Nợ TK 514/Có TK 911 NV3: Nợ TK 421/ Có TK 468 + Sang năm sau khi phát sinh chi phí tiền lương chi từ nguồn cải cách tiền lương - Khi phát sinh các khoản chi từ nguồn cải cách tiền lương, ghi: Nợ TK 611- Chi phí hoạt động Có TK 334- Phải trả người lao động - Khi chi trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc. - Cuối năm, kết chuyển nguồn cải cách tiền lương đã tính trong năm, trước khi phân phối thặng dư (thâm hụt) theo quy định của quy chế tài chính, ghi: Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế Có TK 468- Nguồn cải cách tiền lương. - Cuối năm, đơn vị phải kết chuyển phần đã chi từ nguồn cải cách tiền lương trong năm, ghi: - Nợ TK 911/Có TK 611 đồng thời hạch toán: Nợ TK 468- Nguồn cải cách tiền lương Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế. Xin Quý bộ hướng dẫn cách trích lập quỹ Cải cách tiền lương trong năm, và cách hạch toán chi từ nguồn cải cách tiền lương vào năm sau và nếu hạch toán Nợ TK 421/Có TK 468 , in mẫu B02(Báo cáo kết quả hoạt động) âm ở phần thặng dư, thâm hụt thì như thế nào ạ?
27/03/2023
Xem trả lời
Tổng số bản ghi:
171
Tổng số: 18 trang
<
1
2
3
4
5
>
Họ và tên
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Lĩnh vực
*
--Chọn lĩnh vực--
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Nội dung hỏi
*
Đổi mã khác
Nhập mã
*
Gửi
Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc
Tài chính tổng hợp
Đầu tư
Thuế
Hải quan
Kế toán và kiểm toán
Tài chính hành chính sự nghiệp
Ngân sách nhà nước
Quản lý công sản
Kho bạc
Quản lý nợ
Quản lý giá
Bảo hiểm
Chế độ kế toán
Chứng khoán
Tài chính doanh nghiệp
Chính sách thuế
Khác
Tổ chức, cán bộ
Dự trữ
Chỉ đạo điều hành
Khen thưởng - xử phạt
Thống kê tài chính
Thông báo - chỉ đạo điều hành
Lịch công tác
Tuyển dụng
Đảng bộ Bộ Tài chính
Công khai ngân sách Bộ tài chính
BTC với công dân
Dự thảo văn bản
Trao đổi trực tuyến
Lịch tiếp công dân
Kiến nghị cử tri
Phản ánh, kiến nghị
BTC với doanh nghiệp
Quản lý Tài chính doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp thuộc Bộ
Thông tin dịch vụ tài chính
Thông tin đấu thầu
Tỷ giá hạch toán
Danh mục điều kiện đầu tư, kinh doanh
Chuyên mục khác
Chiến lược và kế hoạch hành động
KBNN công khai tình hình giải ngân vốn DTXDCB thuộc kế hoạch 2016 qua KBNN
Khung điều kiện vay của 06 NHPT
Bản tin nợ công
70 năm Tài chính Việt Nam đồng hành cùng đất nước
Vấn đề Quốc hội quan tâm
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Các dự án thuộc bộ
Thông tin điều hành giá
Cải cách thủ tục hành chính
Danh mục chế độ báo cáo định kỳ
Tiếp cận thông tin
Chi phí cung cấp thông tin
Hội nghị ngành Tài chính
Công khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng
Một số chỉ tiêu tổng hợp
Phiếu điều tra ICT Index 2019
Chuyển đổi số
OK
OK
Cancel