Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/09/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công nghiệp công lập;

Theo Khoản 4 Điều 23 Mục 4 Chương II Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định: “Các Quỹ được trích lập theo quy định tại Nghị định này được gửi tiền tại ngân hàng thương mại để quản lý”.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (Nhóm 2). Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động thu-chi tại đơn vị 06 tháng cuối năm, BVĐK tỉnh Bắc Ninh dự kiến chuyển một phần số dư tài khoản của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và Quỹ khám chữa bệnh đang quản lý tại tài khoản tiền gửi trong Kho bạc Nhà nước sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại hệ thống ngân hàng thương mại.

Tôi xin hỏi, đơn vị có được chuyển một phần số dư tài khoản tiền gửi các quỹ tại kho bạc Nhà nước hay phải chuyển toàn bộ số dư tài khoản tại các quỹ nêu trên đang quản lý tại Kho bạc Nhà nước sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại? 

31/01/2024
Trả lời:

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập,

          - Tại Điều 11, Điều 15 và Điều 19 quy định nguồn tài chính của đơn vị, như sau: 1. Nguồn ngân sách nhà nước... 2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp...3. Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. 4. Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật. 5. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).”.

          Điều 23 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định: “1. Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại đối với các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, dịch vụ. 2. Đơn vị nhóm 3 và nhóm 4 mở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng thương mại đối với các khoản thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng, học phí theo mức giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; định kỳ nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để quản lý theo quy định. 3. Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, gồm: kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí và các khoản khác của ngân sách nhà nước (nếu có) đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để quản lý. 4. Các Quỹ được trích lập theo quy định tại Nghị định này được gửi tiền tại ngân hàng thương mại để quản lý.”.

          Theo đó, việc đơn vị sự nghiệp công lập mở tài khoản tại ngân hàng thương mại (đối với các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, dịch vụ); và mở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng thương mại (đối với các khoản thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng, học phí theo mức giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)định kỳ nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để quản lýtheo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP nêu trên, quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của pháp luật liên quan (nếu có). Vì vậy, đề nghị độc giả nghiên cứu Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của pháp luật liên quan (nếu có) để tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị thực hiện mở tài khoản giao dịch theo đúng quy định pháp luật hiện hành
Gửi phản hồi: