Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính! Xin cho tôi được hỏi về vấn đề trích lập quỹ và sử dụng chi đối với Quỹ bổ sung thu nhập. Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Xây dựng và tự chủ hoàn toàn 100% (tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư). Ngày 31/12/2022 sau khi có sơ bộ số liệu tài chính năm thì đơn vị có trích lập Quỹ bổ sung thu nhập là 400 triệu đồng, sau khi xét duyệt quyết toán năm 2022 đến tháng 5/2023 đơn vị điều chỉnh theo thông báo xét duyệt của Sở Xây dựng thì trong báo cáo tài chính có xác định trích quỹ bổ sung thu nhập là 800 triệu đồng. Theo quy định thì Quỹ bổ sung thu nhập dùng để chi thu nhập tăng thêm trong năm và dự phòng bổ sung thu nhập năm sau nhưng trong quy chế chi tiêu nội bộ thì không xác định cụ thể mức chi thu nhập tăng thêm trong năm là bao nhiêu. Đơn vị cũng đã chi thu nhập tăng thêm theo danh sách chi Đợt 1 là 32 triệu đồng, đến thời điểm hiện nay là tháng 11/2023 do đơn vị gặp khó khăn về tài chính không đủ kinh phí hoạt động nên chưa có chi tiếp thu nhập tăng thêm cho năm 2022 được đợt nào nửa. Vậy xin cho hỏi Bộ Tài chính là nếu tháng 12/202 3 đơn vị có được chi thu nhập tăng thêm cho năm 2022 hay không, và nếu chi được thì phải chi hết số kinh phí đã trích quỹ của năm 2022 là 800 triệu đồng hoặc chỉ chi bao nhiêu cũng được trong giới hạn số kinh phí đã được trích lập quỹ?
03/01/2024
Trả lời:

1. Điểm b Khoản 2 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2023 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập quy định

“b) Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong nămdự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác;

2. Ngoài ra, Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước quy định về xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm như sau:

1. Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

2. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.

3. Các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, đến hết năm ngân sách, kể cả thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều này chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết toán vào ngân sách năm sau:

a) Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công;

b) Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;

c) Nguồn thực hiện chính sách tiền lương;

d) Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;

đ) Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán;

e) Kinh phí nghiên cứu khoa học.

Căn cứ theo quy định nêu trên, quỹ bổ sung thu nhập được dùng để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự chi bổ sung dự phòng trong năm sau. Việc đơn vị chi thu nhập tăng thêm cho năm 2022 tại thời điểm tháng 12/2023 là chưa phù hợp với quy định của Luật NSNN và Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

Gửi phản hồi: