Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính thưa Bộ Tài chính! Về chế độ kế toán HCSN theo TT 107/BTC, cho em hỏi: em là đơn vị quản lý nhà nước, em có nguồn thu khác được để lại, cuối năm em có số dư, thì em hạch toán như thế này phải không ạ (em bỏ qua các bước nộp thuế, tính hao mòn tài sản): - Nợ TK 111/Có TK 337: 100trđ - Nợ TK 611/Có TK 111: 80trđ ĐT Nợ TK 337/Có TK 5118: 80trđ - Cuối kỳ xác định thặng dư thâm hụt: Nợ TK 337/Có 5118: 20trđ - Nợ TK 5118/Có TK 911: 100trđ - Nợ TK 911/Có TK 611: 80trđ - Nợ TK 911/Có TK 421: 20trđ - Số dư còn lại 20trđ, cơ quan em sử dụng để tiếp tục chi cho hoạt động khác được để lại năm sau, không có nhu cầu bổ sung quỹ và thực hiện cải cách tiền lương, thì hạch toán như thế nào ạ? Trân trọng cám ơn, mong được btc hồi đáp gấp để em hoàn chỉnh báo cáo quyết toán 2018.
03/05/2019
Trả lời:


          Đối với nguồn thu được để lại đơn vị mà theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nguồn thu này phải quyết toán với NSNN, đơn vị phải mở thêm TK 018 "Thu hoạt động khác được để lại" để quyết toán nguồn này với NSNN.

          Đối với việc hạch toán các TK trong bảng, như độc giả đã nêu trong công văn là đã thực hiện đúng hướng dẫn của Thông tư 107. Tuy nhiên, đề nghị độc giả hạch toán theo 2 trường hợp sau:

          (1) Trường hợp nguồn thu này cuối năm phải quyết toán cả 100 (số đã thu được để lại) thì đơn vị hạch toán Nợ TK 337/Có TK 5118: 20 (Đồng thời Có TK018). Theo đó, số thặng dư của hoạt động này nếu đơn vị không trích quỹ và không trích lập nguồn cải cách tiền lương thì sẽ được theo dõi trên TK 421- Thặng dư/thâm hụt lũy kế để năm sau chi tiếp.

          (2) Trường hợp nguồn thu này cuối năm phải quyết toán cả 80 (số đã chi thực tế) thì đơn vị không hạch toán Nợ TK 337/Có TK 5118: 20. Theo đó, số kinh phí còn lại sẽ được theo dõi trên TK 337 để năm sau chi tiếp. 

Gửi phản hồi: