Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
CTY TÔI mua bảo hiểm ở BIC CARE mã số hd BC30204395 năm 2021. Chồng tôi tên nguyễn hoàng tuấn. Ngày 20/08/2021 có bị tai nạn lao động tại nhà máy. Ngày 13/12/2021 tôi có gửi tất cả hồ sơ lên và bên bh BIC chi trả tổng chi phí là 30,724,040VND cho chồng tôi. Trong lúc giải quyết hồ sơ tôi có gọi dt lên cán bộ thụ lý hồ sơ hỏi là chồng tôi chị như vậy có bồi thường gì không. Cán bộ trả lời cty tôi mua chỉ đền bệnh tật không đền thương tật. Nên lúc đó tôi không phản hồi khiếu nại gì qua mail hết vì đã hỏi cán bộ thụ lý rồi. Vì nghĩ cty mình không mua gói đó. Cũng như không gọi hỏi lại cty của mình luôn. Đến nay, cuối năm 12/2023 tôi mới biết được là hd năm 2021 cty mua bic ko có gì thay đổi. Có đền bù thương tật và mất ngón tay trỏ phải sẽ dc đền bù 22%. Nên tôi có gửi mail lên hỏi tại sao lúc đó trả lời tôi như vậy. Và dù khách hàng không biết quyền lợi của mình thì cty BIC cũng phải chi trả quyền lợi đó cho khách hàng chứ. Bên cty BIC trả lời tôi rằng vì tôi không phải hồi qua mail nên không có căn cứ. Đồng nghĩa tôi đã chấp nhận phương án giải quyết đó và ko hề thắc mắc. Vì có khiếu nại qua mail mới có bằng chứng. Còn gọi điện thoại, ko có cuộc ghi âm cán bộ giải quyết ko ấn tượng về cuộc gọi đó nên ko có cơ sở pháp lý là tôi đã khiếu nại. Và hiện tại đỗ lỗi cho khách hàng ko khiếu nại nên không giải quyết quyền lợi đền bù thương tật cho khách hàng. Dù trước hồ sở đã đầy đủ để phía trong cty đền bù. Nhưng công ty vẫn không đền bù thương tật vì khách hàng ko khiếu nại quyền lợi đó. Khách hàng không biết thì công ty không đền bù, không cần đảm bảo quyền lợi trong hd năm 2021 luôn. Trong hd điều kiện khiếu nại ko có nói thời gian khiếu nại là bao lâu. Chỉ có thông tin qua mail trong 5 ngày làm việc ko có khiếu nại thì coi như khách hàng chấp nhận phương án bồi thường trên. Vậy bộ tài chính cho tôi hỏi trường hợp tôi sẽ giải quyết ra sao. Có được hưởng quyền lợi còn thiếu hay là công ty bảo hiểm trả thiếu, khách hàng không phản hồi thì công ty bảo hiểm có quyền không chi trả quyền lợi thiếu của khách hàng. Khách hàng đã nộp đầy đủ hồ sơ để được hưởng quyền lợi trong thời gian yêu cầu và còn thời hạn hợp đồng. KH ko nắm rõ hợp đồng, không phản hồi kịp thời đồng nghĩa cty bảo hiểm BIC có quyền ko chi trả những quyền lợi ko biết, và không phản hồi mail cty. Mong có phản hồi sớm từ phía bộ tài chính.
16/01/2024
Trả lời:

Trả lời Câu hỏi số 110124-20 của độc giả Nguyễn Huỳnh Ý Nhi hỏi về việc giải quyết trả tiền bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) có ý kiến như sau:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000: “1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

- Theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000: “2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ: c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;”.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000: “1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường”.

- Theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000: “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp”.

Tranh chấp trong quá trình bồi thường bảo hiểm là tranh chấp dân sự do các bên liên quan phối hợp giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật. Trường hợp không thống nhất được cách thức giải quyết bồi thường thì có thể đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: 3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự…”.

Đề nghị độc giả căn cứ quy định pháp luật nêu trên và thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm để thực hiện.

Trên đây là ý kiến của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, kính gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính tổng hợp, trả lời độc giả Nguyễn Huỳnh Ý Nhi./.

Gửi phản hồi: