Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Cổng TTĐT Hỏi đáp CSTC. Hiện nay tôi đang công tác tại cơ quan nhà nước, cho tôi xin hỏi: -TT 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 quy đinh tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ trong đó có quy định hiện vật, cổ vật tại bảo tàng là TSCĐ đặc thù và chỉ ghi sổ kế toán khi giá trị tài sản đó đạt 10 triệu trở lên (Điều 5-TT), vậy với những cổ vật, hiện vật có giá trị thấp hơn thì có ghi sổ KT không? tính giá trị hao mòn như thế nào? - Sách, ấn phẩm văn hóa mua cho các Kho sách tại Thư viện tỉnh thì có được gọi là tài sản và phải ghi sổ KT không? Xin cảm ơn.
08/08/2019
Trả lời:

- Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 3, Điều 5 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính quy định:

Điều 3. Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lliên kết với nhau đcùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời c02 tiêu chuẩn dưới đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

         b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

3. Căn cứ đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể ban hành Danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tài sản cố định đối với các tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây:

a) Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

b) Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vcó nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Điều 5. Tài sản cố định đặc thù

1. Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hin vật (như: cvật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là tài sản cố định đặc thù.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, y ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mu s03 quy định tại Phụ lục s02 ban hành kèm theo Thông tư này) để thống nhất quản lý.

3. Nguyên giá tài sản cố định đặc thù để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).”

- Tại Điều 7 Thông tư số 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 45/2018/TT-BTC (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư số 45/2018/TT-BTC).

Căn cứ các quy định trên:

(1) Đối với các tài sản cố định là cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, xác định được chi phí hình thành hoặc đánh giá được giá trị thực đáp ứng được tiêu chuẩn nhận biết quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC thì việc xác định nguyên giá tài sản cố định này thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 45/2018/TT-BTC.

(2) Đối với các tài sản cố định là cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, xác định được chi phí hình thành hoặc đánh giá được giá trị thực nhưng không đáp ứng được tiêu chuẩn nhận biết quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC mà thuộc 01 trong 02 trường hợp tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC thì căn cứ đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ban hành Danh mục là tài sản cố định đối với các tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC;

(3) Đối với tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng) là tài sản cố định đặc thù thì nguyên giá tài sản cố định đặc thù để ghi sổ kế toán được xác định theo giá quy ước là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

(4) Đối với sách, ấn phẩm văn hóa mua cho các Kho sách tại Thư viện tỉnh là tài sản xác định được chi phí hình thành thì căn cứ vào tiêu chuẩn nhận biết quy định tại Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC để xác định là tài sản cố định hay không để thực hiện ghi sổ kế toán và quản lý tương ứng theo quy định đối với tài sản cố định.

 Trên đây là những nội dung Cục QLCS Bộ Tài chính trả lời về chính sách. Đề nghị Cục Tin học và Thống kê tài chính tổng hợp trả lời độc giả Nguyễn Thị Minh Hường thực hiện theo quy định pháp luật./.

Gửi phản hồi: