Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi: Bộ Tài chính Năm 2024, đơn vị tôi có thực hiện các gói thầu liên quan đến cải tạo, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho trụ sở làm việc Công trình cải tạo, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị có tổng vốn là hơn 01 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp khoảng 850 triệu đồng và giá trị thiết bị 988 triệu đồng. Công trình có lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Nguồn vốn nêu trên được UBND thành phố Cần Thơ thuận chủ trương cho sử dụng từ nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ (vốn chi thường xuyên). Ngày 23/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 và Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024. Tại điểm m, khoản 1, điều 23, Luật đấu thầu 2023, quy định: “Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng. Trường hợp cần điều chỉnh hạn mức quy định tại điểm này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét, quyết định.”. Theo quy định nêu trên, chỉ có gói thầu thuộc dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công không quá 01 tỷ đồng mới thực hiện chỉ định thầu theo điểm m, khoản 1, điều 23, Luật đấu thầu 2023. Vậy giá trị gói thầu liên quan đến sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình có giá trị khoảng 850 triệu đồng và mua sắm thiết bị có giá trị khoảng 988 triệu đồng được sử dụng từ nguồn vốn chi thường xuyên không tự chủ (được giao dự toán theo Luật ngân sách nhà nước 2015) có được chỉ định thầu tại điểm m, khoản 1, điều 23, Luật đấu thầu 2023 không?; Mặt khác từ ngữ quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu đối với chỉ định thầu “…dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công…” có phải các công trình cải tạo, sửa chữa nhỏ (gói thầu xây lắp, gói thầu mua sắm hàng hóa có phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) mang tính kịp thời, đột xuất giá trị không quá 1 tỷ đồng, cần triển khai để phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị và thời gian tiến độ thi công trong năm, khi được bố trí vốn chi thường xuyên, phải làm đầy đủ các thủ tục theo đầu tư công cụ thể như: Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư, lập danh mục trong kế hoạch vốn trung hạn, mới được chỉ định thầu khi có hạn mức không quá 1 tỷ, còn lại nếu gói thầu xây lắp, hàng hóa…sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên dưới 1 tỷ khi không làm các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đầu công thì phải tổ chức đấu thầu (cho dù gói thầu xây lắp có giá trị 101 triệu đồng vẫn phải đấu thầu)…hay ý nghĩa từ ngữ “…dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng” nhằm xác định tính chất của dự án đầu tư có đúng theo yêu cầu phân loại dự án đầu tư công được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công, chứ không có nghĩa là phải thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật Đầu tư công. Rất mong được sự quan tâm của Bộ Tài chính xem xét nội dung trình bày mà ở đơn vị đang bị vướng mắc trong việc triển khai thực hiện đối với các gói thầu xây lắp, hàng hóa…được bố trí sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên trong năm dự toán ngân sách.
25/04/2024
Trả lời:

Nội dung vướng mắc của độc giả liên quan đến Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng theo quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; do đó, Bộ Tài chính đề nghị độc giả gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được giải đáp.

Gửi phản hồi: