Cần chủ động các kịch bản điều hành giá năm 2025

Cần chủ động các kịch bản điều hành giá năm 2025 21/03/2025 17:05:00 66

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Cần chủ động các kịch bản điều hành giá năm 2025

21/03/2025 17:05:00

Cần chủ động các kịch bản điều hành giá năm 2025

 

Năm 2024, CPI tăng 3,63% và là năm thứ 10 liên tiếp, Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% - mức tối đa Quốc hội cho phép. Nhìn lại 10 năm qua, giai đoạn 2015-2024, tính trung bình, CPI chỉ tăng ở mức 2,8%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10,2%/năm của giai đoạn 2005-2014. 

image

Trong năm 2025, dù có những yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá và giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá diễn ra đan xen nhưng theo dự đoán, có 3 kịch bản lạm phát cho năm nay, từ mức 2,7% đến khoảng 3%, vẫn nằm trong tầm kiểm soát, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra. Có nhiều yếu tố tác động tới lạm phát đến từ cả bên trong nội tại nền kinh tế cũng như từ yếu tố nhập khẩu lạm phát. Ở trong nước, việc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ công theo lộ trình sau nhiều năm lỡ hẹn là yếu tố quan trọng nhất cần phải tính đến, tránh tác động đến lạm phát.

Thận trọng điều chỉnh giá

Để hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa, dịch vụ chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước; chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.

Cùng với việc dự báo, chủ động xây dựng kịch bản, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường là hết sức quan trọng. Các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, chủ động công tác dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là các dịp lễ, tết.

Tiếp tục rà soát để thực hiện có lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch thông tin về giá và công tác ban hành giá…

image

Kịch bản nào cho năm 2025?

Trường hợp (kịch bản 1) áp lực tỷ giá lớn do USD tăng giá mạnh trên thị trường thế giới, còn Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh lãi suất để ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát, CPI có thể sẽ tăng 0,28%/tháng và lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng 3,3%.

Trường hợp (kịch bản 2) kinh tế thế giới và Việt Nam tăng trưởng yếu, giá dầu giảm đáng kể, đồng thời giá USD và lãi suất ổn định hoặc giảm nhẹ, CPI có thể chỉ tăng 0,18%/tháng và lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng 2,7%.

Trong trường (kịch bản 3) hợp kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trong năm 2025 và giá dầu giảm mạnh, lạm phát trung bình có thể giảm xuống còn 2,5% hoặc thậm chí thấp hơn.

image

Các dự báo trên chưa tính đến trường hợp điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục theo lộ trình, cũng như khả năng kinh tế thế giới rơi vào suy thoái do lãi suất tại các nước phát triển được duy trì ở mức cao trong một thời gian dài. Nếu tính đến yếu tố điều chỉnh giá dịch vụ trong nửa cuối năm 2025, lạm phát trung bình có thể ở mức 3,5% trong kịch bản 1.

NgK

 

 

 

 

 

 

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%