BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 23/12/2024 14:20:00 63

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

23/12/2024 14:20:00

BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

 

Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Bộ Tài chính ban hành các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết Luật Giá số 16/2023/QH15; ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 36/2024/TT-BTC ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp.

image

Thông tư đã được thực hiện đúng quy trình, thủ tục soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thông qua việc đã gửi xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBTW Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội thẩm định giá Việt Nam, các doanh nghiệp thẩm định giá và một số cơ quan liên quan; đăng tải công khai trên Trang Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong xã hội kể từ ngày 16/01/2024; đã tổ chức Hội nghị tạị Cần Thơ, Đà Lạt để trực tiếp trao đổi, lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp thẩm định giá là đối tượng chịu tác động chính của các quy định tại Thông tư.

Thông tư số 36/2024/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá, sẽ thay thế Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm đinh giá Việt Nam số 12 – Thẩm định giá doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.

 

Mục đích xây dựng nội dung quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá về thẩm định giá doanh nghiệp

- Kiện toàn hệ thống pháp luật về thẩm định giá nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá, trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính, cụ thể: Luật Giá số 16/2023/QH15 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2023 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024).

- Bảo đảm hệ thống pháp luật về thẩm định giá đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá nói chung và phù hợp với thực tiễn nhằm tăng cường quản lý nhà nước về thẩm định giá đảm bảo tính tuân thủ quy định pháp luật về thẩm định giá ngày càng chặt chẽ hơn;

 

image

 

Quan điểm xây dựng nội dung quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá về Thẩm định giá doanh nghiệp:

- Thứ nhất, bảo đảm tuân thủ quy định tại Luật Giá, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật có liên quan và không nhắc lại những nội dung đã được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Thứ hai, bảo đảm có hiệu lực thi hành đồng thời với Luật Giá.

- Thứ ba, quy định về thẩm định giá doanh nghiệp trên cơ sở tiếp thu Chuẩn mực thẩm định giá quốc tế, kinh nghiệm quốc tế phù hợp và đánh giá thực tiễn áp dụng và kế thừa những quy định phù hợp của tiêu chuẩn thẩm định giá tại Việt Nam hiện hành (Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 – Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/04/2021 của Bộ Tài chính);

image

Nội dung chính của Chuẩn mực thẩm định giá về Thẩm định giá doanh nghiệp:

  Căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Thông tư ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt nam về thẩm định giá doanh nghiệp được kết cấu thành 02 phần: Phần Thông tư và Phần Chuẩn mực thẩm định giá theo đúng quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

- Phần Thông tư: gồm 03 Điều

+ Điều 1 về ban hành Chuẩn mực thẩm định giá kèm theo Thông tư

+ Điều 2 về Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024

+ Điều 3 về Tổ chức thực hiện, quy định trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn của các cơ quan có liên quan

- Phần Chuẩn mực thẩm định giá: Gồm 4 Chương 33 Điều

- Chương I về quy định chung: Ngoài các nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, Thông tư quy định các nội dung chi phối đến hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp nói chung như: cơ sở giá trị, tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch của doanh nghiệp cần thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá, sử dụng Báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp, các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp, kết luận về giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

- Chương II về cách tiếp cận từ thị trường: Gồm 2 Mục quy định về phương pháp tỷ số bình quân, phương pháp giá giao dịch. Trong đó:

+ Phương pháp tỷ số bình quân ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh.

+ Phương pháp giá giao dịch ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.

- Chương III về cách tiếp cận từ chi phí: Quy định về phương pháp tài sản: Phương pháp tài sản là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

- Chương IV về cách tiếp cận từ thu nhập: Gồm 3 Mục quy định về phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu. Trong đó:

+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá.

+ Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Trong đó, Chuẩn mực quy định cụ thể các nội dung về các công thức tính toán, các công việc phải thực hiện khi sử dụng các phương pháp này, cũng như các lưu ý cho người thực hiện./.

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%