Quyết định 95/QĐ-CQLG về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ của các Phòng và Tạp chí Thị trường giá cả thuộc Cục Quản lý giá

Quyết định 95/QĐ-CQLG về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ của các Phòng và Tạp chí Thị trường giá cả thuộc Cục Quản lý giá 04/04/2011 09:22:00 1776

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Quyết định 95/QĐ-CQLG về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ của các Phòng và Tạp chí Thị trường giá cả thuộc Cục Quản lý giá

04/04/2011 09:22:00

BỘ TÀI CHÍNH

CỤC QUẢN LÝ GIÁ

 --------------------- 

Số:  95/QĐ-CQLG

 

 

         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 5  năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành chức năng, nhiệm vụ của các Phòng

và Tạp chí Thị trường giá cả thuộc Cục Quản lý giá

__________________
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ GIÁ

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 1323/QĐ- BTC, ngày 27/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý giá;

Theo đề nghị của Chánh văn phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chức năng, nhiệm vụ của các phòng và Tạp chí Thị trường Giá cả thuộc Cục Quản lý giá”.

Điều 2. Chức năng nhiệm vụ của Văn phòng cục được quy định tại Quyết định riêng.

Điều 3. Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, Cục trưởng Cục Quản lý giá sẽ điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các phòng, Văn phòng và Tạp chí Thị trường Giá cả cho phù hợp với yêu cầu công tác từng thời kỳ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của Cục Quản lý giá được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh văn phòng,  Trưởng các phòng, Tổng biên tập Tạp chí Thị trường Giá cả và cán bộ, công chức Cục Quản lý giá chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

    Nơi nhận: 

- Lãnh đạo Bộ (để b/c);

- Lãnh đạo Cục;

- Các đơn vị thuộc Cục;

- BCH Đảng uỷ Cục;

- BCH Công đoàn Cục;

- BCH Đoàn thanh niên Cục;

- Lưu: VT.       

 

CỤC TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Tiến Thỏa

 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG VÀ TẠP CHÍ THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ THUỘC CỤC QUẢN LÝ GIÁ

(Ban hành kèm Quyết định số: 95/2010/QĐ-QLG  ngày 28 tháng 5 năm 2010

của Cục trưởng Cục Quản lý giá)

I. Phòng Tổng hợp, phân tích, dự báo

A. Vị trí và chức năng

Phòng Tổng hợp, phân tích, dự báo là đơn vị thuộc Cục Quản lý giá, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Quản lý giá trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình giá cả thị trường trong nước và quốc tế; đề xuất, tổng hợp tình hình thực hiện và kết quả thực hiện các định hướng điều hành giá, bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trên phạm vi cả nước.

B. Nhiệm vụ

1. Công tác thu thập, phân tích, tổng hợp, báo cáo

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thu thập, phân tích, dự báo diễn biến tình hình giá cả thị trường của những hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu ở trong nước và nước ngoài.

- Theo dõi, thu thập, phân tích, tổng hợp diễn biến tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ nói chung (tăng trưởng, lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá, giá vàng,...); các cân đối kinh tế vĩ mô của nền kinh tế trên thị trường thế giới, trong nước và phân tích, đánh giá tác động đến tình hình giá cả trong nước.

- Là đầu mối của Cục phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê trong lĩnh vực giá; tổ chức, thực hiện việc đăng tin trên chuyên trang điện tử của Cục Quản lý giá theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan dự thảo các báo cáo định kỳ về tình hình giá cả thị trường (15 ngày, tháng, quý, 6 tháng, cả năm); các báo cáo phục vụ cho việc điều hành giá, thực hiện bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong nước; các báo cáo phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.

- Chủ trì giúp Cục trưởng xây dựng báo cáo phân tích chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng, dự báo chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ định kỳ tháng, quý, năm.

- Tổ chức lưu trữ hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, hệ thống dữ liệu giá hàng hóa, dịch vụ trong cả nước.

- Báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Cục.

2. Công tác hướng dẫn, trả lời, tham gia ý kiến

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Cục dự thảo văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; ý kiến, kiến nghị của cử tri về những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, điều hành giá.

- Tham gia ý kiến về dự thảo văn bản quy định về cơ chế, chính sách điều hành kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, xuất nhập khẩu, cung cầu hàng hoá, dịch vụ… và các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý giá có liên quan do các đơn vị trong và ngoài Cục Quản lý giá dự thảo.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương thực hiện báo cáo giá thị trường, tình hình thực hiện và kết quả thực hiện công tác điều hành giá, bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ theo quy định.

3. Công tác lập kế hoạch, nghiên cứu

- Xây dựng định hướng điều hành giá cả hàng hoá, dịch vụ và chiến lược giá hàng năm, 5 năm, 10 năm.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài Cục trình Cục trưởng phê duyệt.

- Là đầu mối của Cục về tổ chức đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học với Bộ theo kế hoạch và nội dung được Cục trưởng phê duyệt.

- Chủ trì giúp Cục trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức các kỳ thi thẩm định viên về giá thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

4. Các nhiệm vụ khác

- Tham gia Tổ điều hành thị trường trong nước theo sự phân công của Cục trưởng.

- Chủ trì liên hệ với các cơ quan báo chí có liên quan và phối hợp với các đơn vị Tạp chí giá cả, các đơn vị liên quan của Cục tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo, tạo đàm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá...phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng.

 II. Phòng Chính sách về giá và thẩm định giá

A. Vị trí và chức năng

Phòng Chính sách về giá và thẩm định giá là đơn vị thuộc Cục Quản lý giá, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Quản lý giá trong công tác xây dựng, tổng hợp tình hình thực hiện và kết quả thực hiện cơ chế, chính sách quản lý giá chung và thẩm định giá trong phạm vi cả nước.

B. Nhiệm vụ

1. Công tác pháp chế

- Chủ trì lập kế hoạch và chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá hàng năm.

- Chủ trì nghiên cứu và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá chung và thẩm định giá.

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách về giá và thực hiện các cơ chế, chính sách giá tại địa phương.

- Chủ trì thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng; Hướng dẫn Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về trình tự, nội dung thẩm định bảng giá cụ thể các loại đất do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng trình Uỷ ban nhân dân cấp các tỉnh, thành phố quyết định.

- Chủ trì hướng dẫn, tổ chức rà soát, kiểm tra và thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá và trình Cục báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

- Chủ trì rà soát và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật về quản lý giá, định kỳ báo cáo Bộ các văn bản hành chính của Cục ký ban hành.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá theo quy định.

- Tham gia, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính về đất đai, tài sản khi được yêu cầu.

2. Công tác bình ổn giá

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Cục tham mưu giúp Cục trưởng Cục Quản lý giá trình Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá hoặc quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền; hướng dẫn điều kiện thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Cục tham mưu giúp Cục trưởng Cục Quản lý giá rà soát, bổ sung, sửa đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá; danh sách các doanh nghiệp thuộc diện phải đăng ký giá, kê khai giá; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phù hợp theo từng thời kỳ.

3. Quản lý thẩm định giá

- Chủ trì xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nghề thẩm định giá hàng năm, 5 năm, 10 năm.

- Chủ trì xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, tiêu chuẩn thẩm định viên về giá, điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá và doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá.

- Chủ trì xây dựng quy chế thi, cấp, sử dụng và quản lý thẻ thẩm định viên về giá; quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.

- Chủ trì giúp Cục trưởng Cục Quản lý giá tổ chức quản lý thẻ thẩm định viên về giá, cấp và thu hồi thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của pháp luật; tổ chức lưu trữ hồ sơ đăng ký dự thi và kết quả các kỳ thi; quản lý phôi thẻ thẩm định viên về giá.

- Chủ trì xây dựng và chuẩn hóa nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; tổ chức giám sát các đơn vị có chức năng đào tạo thẩm định giá trong quá trình triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá ngắn hạn cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.

- Chủ trì quản lý và xem xét điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá; thông báo danh sách thẩm định viên về giá, danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá và doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá.

- Chủ trì tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động thẩm định giá, cung cấp dịch vụ thẩm định giá của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá và doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá; đề xuất biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá và doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá.

- Chủ trì xây dựng hệ thống dữ liệu về doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá và giá dịch vụ thẩm định giá.

4. Công tác hướng dẫn, trả lời, tham gia ý kiến

- Chủ trì tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý giá chung, thẩm định giá và chính sách tài chính đất đai khi có yêu cầu của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trong Bộ.

- Tham gia ý kiến về dự thảo văn bản quy định về cơ chế, chính sách điều hành kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, xuất nhập khẩu, cung cầu hàng hoá, dịch vụ… và các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý giá có liên quan do các đơn vị trong và ngoài Cục Quản lý giá dự thảo.

5. Công tác báo cáo

- Chủ trì thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng về các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý giá do Bộ, Cục ký ban hành;

- Chủ trì xây dựng báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của lãnh đạo Cục.

6. Công tác nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý giá chung, thẩm định giá với các đơn vị trong và ngoài Cục theo kế hoạch và nội dung được Cục trưởng phê duyệt.

7. Các nhiệm vụ khác

- Tham gia Hội đồng định giá của Bộ Tài chính, Hội đồng định giá do các Bộ, ngành thành lập theo sự phân công của Cục trưởng.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách giá, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế về giá thuộc lĩnh vực do phòng phụ trách theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng.

 III. Phòng giá hàng Công nghiệp tiêu dùng (Phòng Nghiệp vụ 1)

A.  Vị trí và chức năng

Phòng Nghiệp vụ 1 là đơn vị thuộc Cục Quản lý giá, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Quản lý giá quản lý, điều hành giá hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng và dịch vụ.

B. Nhiệm vụ

1. Công tác quản lý giá

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Cục giúp Cục trưởng trong công tác quản lý giá, bình ổn giá các mặt hàng thuộc lĩnh vực phòng phụ trách (lập phương án giá, thẩm định phương án giá, kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá, điều tra giá thành, chi phí lưu thông; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá…), bao gồm: +) Giá cước vận chuyển: đường sắt, đường sông, đường biển, đường bộ, đường (nội địa) hàng không; cảng biển (nội địa); +) Giá nhập và phương tiện sản xuất trong nước đối với phương tiện vận tải ô tô;  +) Giá thuê cơ sở hạ tầng đường sắt, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không; +) Giá dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ cung ứng tại cảng biển, cảng hàng không, sân bay; +) Giá thuốc, phòng và chữa bệnh cho người và giá các dịch vụ y tế; +) Giá trang thiết bị y tế; +) Giá thuốc lá điếu sản xuất, tiêu thụ trong nước; +) Giá sản phẩm, dịch vụ ngành văn thư lưu trữ, ngành Văn hoá thông tin, xuất bản phẩm; điện ảnh; mỹ thuật; +) Giá sản phẩm sách giáo khoa, giấy in, giấy in báo, giấy viết; +) Giá Báo Nhân dân; +) Giá sản phẩm, dịch vụ công ích (đo đạc bản đồ, địa chất, in tiền, dạy nghề, giao thông vận tải…) và hàng hoá, dịch vụ do nhà nước đặt hàng; Giá mua, giá bán và chi phí nhập, xuất, chi phí bảo quản hàng hoá dự trữ quốc gia; Trợ giá, trợ cước và giá hàng hoá, dịch vụ khác thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

2. Công tác pháp chế

- Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quản lý giá hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Thực hiện công tác rà soát, kiểm tra và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, các quyết định giá thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá đối với các mặt hàng do phòng phụ trách.

3. Công tác hướng dẫn, trả lời, tham gia ý kiến

- Tham gia ý kiến về dự thảo văn bản quy định về cơ chế, chính sách điều hành kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, xuất nhập khẩu, cung cầu hàng hoá, dịch vụ… và các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý giá có liên quan do các đơn vị trong và ngoài Cục Quản lý giá dự thảo.

- Trả lời các cơ quan, địa phương về việc cung cấp thông tin về giá hàng hoá,  dịch vụ thuộc lĩnh vực phụ trách khi có yêu cầu của Lãnh đạo Cục.

- Hướng dẫn địa phương thực hiện các chính sách, biện pháp về giá và các quyết định tài sản, hàng hoá, dịch vụ nhà nước định giá thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

4. Công tác thu thập, báo cáo, lưu trữ

- Tổ chức thu thập và lưu trữ thông tin về tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

- Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) tình hình giá cả thị trường, dự báo xu hướng diễn biến giá thị trường trong và ngoài nước đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực phục trách.

- Chủ trì xây dựng báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Cục.

5. Công tác lập kế hoạch,  nghiên cứu

- Chủ trì nghiên cứu xây dựng định hướng điều hành giá hàng năm, 5 năm, 10 năm đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực phòng phụ trách phù hợp với kế hoạch chung trình lãnh đạo Cục và tổ chức triển khai định hướng đã được phê duyệt trong phạm vi cả nước.

- Chủ trì tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phụ trách với các đơn vị trong và ngoài Cục theo kế hoạch và nội dung được Cục trưởng phê duyệt.

6. Các nhiệm vụ khác

- Tham gia Hội đồng định giá của Bộ Tài chính, Hội đồng định giá do các Bộ, ngành thành lập theo sự phân công của Cục trưởng.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách giá, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế về giá thuộc lĩnh vực do phòng phụ trách theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng.

 IV. Phòng giá hàng Nông Lâm Thủy sản (Phòng Nghiệp vụ 2)

A. Vị trí và chức năng

Phòng Nghiệp vụ 2 là đơn vị thuộc Cục Quản lý giá, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Quản lý giá quản lý, điều hành giá hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực nông lâm thủy sản.

B. Nhiệm vụ

1. Công tác quản lý giá

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Cục giúp Cục trưởng trong công tác quản lý giá, bình ổn giá các mặt hàng thuộc lĩnh vực phòng phụ trách (lập phương án giá, thẩm định phương án giá, kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá; điều tra giá thành và chi phí lưu thông; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá...), bao gồm: +) Giá lương thực (thóc, gạo, ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương...), muối, đường ăn, sữa, cà phê, chè, điều, giống cây trồng, thủy hải sản; +) Giá phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; +) Giá một số loại thức ăn chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản); Giá các loại rừng và sản phẩm rừng; +) Giá sản phẩm, dịch vụ công ích và hàng hoá, dịch vụ do nhà nước đặt hàng; Giá mua, giá bán và chi phí nhập, xuất, chi phí bảo quản hàng hoá dự trữ quốc gia; Trợ giá, trợ cước và giá hàng hóa, dịch vụ khác thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

2. Công tác pháp chế

- Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quản lý giá hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Thực hiện công tác rà soát, kiểm tra và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, các quyết định giá thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá đối với các mặt hàng do phòng phụ trách.

3. Công tác hướng dẫn, trả lời, tham gia ý kiến

- Tham gia ý kiến về dự thảo văn bản quy định về cơ chế, chính sách điều hành kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, xuất nhập khẩu, cung cầu hàng hoá, dịch vụ… và các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý giá có liên quan do các đơn vị trong và ngoài Cục Quản lý giá dự thảo.

- Trả lời các cơ quan, địa phương về việc cung cấp thông tin về giá hàng hoá,  dịch vụ thuộc lĩnh vực phụ trách khi có yêu cầu của Lãnh đạo Cục.

- Hướng dẫn địa phương thực hiện các chính sách, biện pháp về giá và các quyết định tài sản, hàng hoá, dịch vụ nhà nước định giá thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

4. Công tác thu thập, báo cáo, lưu trữ

- Tổ chức thu thập và lưu trữ thông tin về tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

- Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) tình hình giá cả thị trường, dự báo xu hướng diễn biến giá thị trường trong và ngoài nước đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực phục trách.

- Chủ trì xây dựng báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của lãnh đạo Cục.

5. Công tác lập kế hoạch, nghiên cứu

- Chủ trì nghiên cứu xây dựng định hướng điều hành giá hàng năm, 5 năm, 10 năm đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực phòng phụ trách trình lãnh đạo Cục và tổ chức triển khai định hướng đã được phê duyệt trong phạm vi cả nước.

- Chủ trì tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phụ trách với các đơn vị trong và ngoài Cục theo kế hoạch và nội dung được Cục trưởng phê duyệt.

6. Các nhiệm vụ khác

- Tham gia Hội đồng định giá của Bộ Tài chính, Hội đồng định giá do các Bộ, ngành thành lập theo sự phân công của Cục trưởng.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách giá, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế về giá thuộc lĩnh vực do phòng phụ trách theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng.

 V. Phòng giá hàng Tư liệu Sản xuất (Phòng Nghiệp vụ 3)

A. Vị trí và chức năng

Phòng Nghiệp vụ 3 là đơn vị thuộc Cục Quản lý giá, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Quản lý giá quản lý, điều hành giá hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực tư liệu sản xuất.

B. Nhiệm vụ

1. Công tác quản lý giá

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Cục giúp Cục trưởng trong công tác quản lý giá, bình ổn giá các mặt hàng thuộc lĩnh vực phòng phụ trách (lập phương án giá, thẩm định phương án giá, kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá; điều tra giá thành và chi phí lưu thông; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá...), bao gồm: +) Giá điện, nước, xăng, dầu; +) Giá vật liệu nổ công nghiệp, sắt, thép, xi măng; +) Giá máy móc thiết bị (bao gồm cả thiết bị trường học); +) Giá phương tiện đường thuỷ; +) Giá khí hoá lỏng, khí ẩm, giá tiêu thụ than đối với các hộ tiêu dùng lớn; +) Giá sản phẩm, dịch vụ công ích và hàng hoá, dịch vụ do nhà nước đặt hàng; Giá mua, giá bán và chi phí nhập, xuất, chi phí bảo quản hàng hoá dự trữ quốc gia; Trợ giá, trợ cước và giá hàng hóa, dịch vụ khác thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

2. Công tác pháp chế

- Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quản lý giá hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Thực hiện công tác rà soát, kiểm tra và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, các quyết định giá thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá đối với các mặt hàng do phòng phụ trách.

3. Công tác hướng dẫn, trả lời, tham gia ý kiến

- Tham gia ý kiến về dự thảo văn bản quy định về cơ chế, chính sách điều hành kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, xuất nhập khẩu, cung cầu hàng hoá, dịch vụ… và các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý giá có liên quan do các đơn vị trong và ngoài Cục Quản lý giá dự thảo.

- Trả lời các cơ quan, địa phương về việc cung cấp thông tin về giá hàng hoá,  dịch vụ thuộc lĩnh vực phụ trách khi có yêu cầu của Lãnh đạo Cục.

- Hướng dẫn địa phương thực hiện các chính sách, biện pháp về giá và các quyết định tài sản, hàng hoá, dịch vụ nhà nước định giá thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

4. Công tác thu thập, báo cáo, lưu trữ

- Tổ chức thu thập và lưu trữ thông tin về tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.

- Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) tình hình giá cả thị trường, dự báo xu hướng diễn biến giá thị trường trong và ngoài nước đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực phục trách.

- Chủ trì xây dựng báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của lãnh đạo Cục.

5. Công tác lập kế hoạch, nghiên cứu

- Chủ trì nghiên cứu xây dựng định hướng điều hành giá hàng năm, 5 năm, 10 năm đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực phòng phụ trách trình lãnh đạo Cục và tổ chức triển khai định hướng đã được phê duyệt trong phạm vi cả nước.

- Chủ trì tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phụ trách với các đơn vị trong và ngoài Cục theo kế hoạch và nội dung được Cục trưởng phê duyệt.

6. Các nhiệm vụ khác

- Tham gia Hội đồng định giá của Bộ Tài chính, Hội đồng định giá do các Bộ, ngành thành lập theo sự phân công của Cục trưởng.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách giá, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế về giá thuộc lĩnh vực do phòng phụ trách theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng.

 VI. Tạp chí thị trường giá cả

A. Vị trí và chức năng

Tạp chí thị trường giá cả là đơn vị thuộc Cục Quản lý giá, hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích ghi trong giấy phép của Bộ Văn hoá thông tin theo quy định của Luật báo chí và các quy định về báo chí tuyên truyền của Bộ Tài chính. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ giúp Cục trưởng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giá, thẩm định giá.

B. Nhiệm vụ

Tạp chí thị trường giá cả (sau đây gọi tắt là Tạp chí) có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công tác xuất bản

Tổ chức thu thập, tuyển chọn, biên tập bài, xuất bản và phát hành các ấn phẩm in, trang tin điện tử của Tạp chí theo đúng quy định của pháp luật về báo chí, các quy định pháp luật có liên quan và chương trình công tác của Cục.

2. Công tác đào tạo, hợp tác

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên và cộng tác viên của Tạp chí; Phối hợp với các cơ quan liên quan trao đổi thông tin nghiệp vụ quản lý nhà nước, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ nhằm nâng cao năng lực cán bộ và chất lượng các ấn phẩm.

- Tổ chức đội ngũ cộng tác viên trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị theo pháp luật hiện hành và quy chế làm việc của Bộ Tài chính, của Cục Quản lý giá và của Tạp chí.

- Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế theo phân cấp của Cục trưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Quan hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan và phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.

3. Công tác nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến thông tin

- Tổ chức nghiên cứu, tập hợp dữ liệu liên quan đến cơ chế chính sách, đến hoạt động trong lĩnh vực quản lý giá, thẩm định giá và được phép công bố các dữ liệu đó trên các phương tiện truyền thông tin của Tạp chí (trừ các thông tin và số liệu mật do nhà nước quy định).

- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước, của thế giới và của ngành vật giá theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.

 - Phản ánh và hướng dẫn dư luận trong lĩnh vực quản lý giá, thẩm định giá; làm diễn đàn ngôn luận của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trong 1ĩnh vực quản lý giá, thẩm định giá.

- Phổ biến các công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến, kinh nghiệm, thành tựu, hoạt động khoa học công nghệ trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực quản lý giá, thẩm định giá.

- Có trách nhiệm tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý giá, các báo cáo phân tích, tổng hợp, dự báo giá trong nước và thế giới, các đề án điều hành giá.

4. Công tác tài chính, kế toán

- Đảm bảo thực hiện công tác thu- chi tài chính, hạch toán kế toán, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật

- Được nhận và sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp quy định của luật pháp để phục vụ hoạt động của Tạp chí.

5. Công tác khác

- Tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành ấn phẩm, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh thiết bị vật tư liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Cục trưởng và quy định của pháp luật.

 

                       CỤC QUẢN LÝ GIÁ

Các tin khác