Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Cơ quan tôi có một khoản nợ phải thu cá nhân, khoản nợ này phát sinh từ năm 2001 do cá nhân này chiếm dụng quỹ, đã có bản án và quyết định thi hành án, cá nhân đã chấp hành xong hình phạt tù, đã khắc phục được 01 phần tiền chiếm dụng (do kê biên tài sản), phần còn lại không khắc phục được do hoàn cảnh khó khăn. Cơ quan tôi đã trích lập dự phòng 100% giá trị khoản nợ chưa thu hồi được từ năm 2015. Đến nay khoản nợ này vẫn chưa thu hồi được, vậy cơ quan tôi có được xử lý theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4, điểm b, khoản 4 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC không? Thủ tục xử lý như thế nào? Ngoài hồ sơ: Bản án, quyết định thi hành án, hồ sơ trích lập dự phòng, các văn bản đòi nợ, Biên bản họp Hội đồng xử lý nợ, sổ sách kế toán thì có yêu cầu thêm hồ sơ gì nữa không? Rất mong nhận được hướng dẫn từ Quý Bộ. Trân trọng./.
17/02/2020
Trả lời:

- Tại điểm a Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 quy định:

Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi

4. Xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:

a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong những trường hợp sau:

...

- Đối tượng nợ là cá nhân đã chết hoặc đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án.

- Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.

- Khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều này mà sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.”

          - Tại điểm b, d, đ Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 quy định:

“-Trường hợp đối với cá nhân:

+ Lệnh truy nã; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng nợ đã bỏ trốn; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật về việc đối tượng nợ không còn ở nơi cư trú đối với khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông;  hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án.

- Các hồ sơ, tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều này mà sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ hoặc khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 2 Điều này mà sau 01 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.”

“d)  Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:

- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).

- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán.  Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

- Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện trích lập dự phòng liên quan đến các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.”

“đ) Thẩm quyền xử lý nợ:

Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý do doanh nghiệp lập và các bằng chứng liên quan đến khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật. Thành phần Hội đồng xử lý do doanh nghiệp tự quyết định.”

Đề nghị độc giả căn cứ theo quy định trên để thực hiện.


undefined
Gửi phản hồi: