Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Xin cho tôi hỏi về nguồn kinh phí tự chủ đã giao cho các mã ngành kinh tế 341,351,361,362 đầu năm nhưng đến cuối năm số dự toán còn lại giữa các mã ngành này không đều nhau, có mã ngành không còn đủ để chi thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ, có mã ngành lại còn dư quá nhiều. Vậy việc chênh lệch số dư dự toán còn lại nguồn kinh phí tự chủ giữa các mã ngành nêu trên có phải thực hiện điều chỉnh theo Khoản 5, Điều 11, Thông tư số 344/2016/TT-BTC hay không? và có phải bắt buộc thực hiện trước ngày 15/11 hàng năm hay không?
12/11/2019
Trả lời:
- Tại Khoản 3 Điều 52 Luật Ngân sách nhà nước quy định:

“3. Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:

a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;

b) Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới.”

- Tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn quy định về việc điều chỉnh dự toán ngân sách như sau:

“5. Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hằng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Ủy ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh báo cáo Ban Kinh tế- Xã hội xã, Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.”

Trường hợp độc giả hỏi thuộc ngân sách cấp xã. Khi cần điều chỉnh các khoản trong lĩnh vực hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, là điều chỉnh phương án phân bổ ngân sách cho từng bộ phận (theo Chương) của ngân sách xã đã được HDND xã quyết định (nhưng không làm thay đổi tổng dự toán được giao theo các lĩnh vực và tính chất nguồn kinh phí) thì trình thường trực HĐND xem xét quyết định theo điểm c Khoản 3 Điều 52 Luật NSNN.

Về thời hạn điều chỉnh dự toán: Luật NSNN chỉ quy định thời hạn điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách (không quy định thời hạn điều chỉnh dự toán NSNN).

Gửi phản hồi: