Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính! Hiện tôi đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo áp dụng hệ thống kế toán TT107/2017/TT-BTC. Tài sản của đơn vị được hình thành từ nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và Nguồn ngân sách địa phương. Đơn vị tôi đang trong thời gian trả nợ vay ngân sách. Năm 2018 đơn vị tôi dùng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trang bị hệ thống camera giám sát với nguyên giá 49.000.000 đồng. thời gian sử dụng 10 năm Hạch toán Nợ TK 211/ Có TK 112: 49tr Nợ TK 43141/Có TK 43142: 49 tr Hạch toán khấu hao cuối năm Nợ TK 43142/Có TK 43141:4,9 tr Xin hỏi tôi hạch toán nghiệp vụ này đúng chưa? Năm 2019 đơn vị tôi có sửa chữa tài sản cố định gồm nhiều hạng mục với tổng số tiền: 46.000.000 đồng. Vậy xin hỏi chi phí sửa chữa này tôi có cần hạch toán tăng nguyên giá tài sản Nợ TK 211/ Có TK 112, hay hạch toán vào chi phí Nợ TK 642/ Có TK 112 ? Trân trọng cảm ơn
06/06/2019
Trả lời:

 

          a) Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, về hạch toán TSCĐ hướng dẫn như sau:

          - Đối với TSCĐ được mua bằng nguồn NSNN và nguồn vốn vay, ghi:

          Nợ TK 211

                   Có TK 366 (nguồn NSNN)

                   Có TK 111, 112 (nguồn vốn vay)

          Đồng thời Có 008 (nếu rút dự toán).

          (Đồng thời đơn vị phải theo dõi chi tiết đây là nguồn vốn vay)

          - Đối với TSCĐ được mua bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, ghi:

          Nợ TK 211/Có TK 111, 112

          Đồng thời, ghi: Nợ TK 43141/Có TK 43142.

          Nếu TSCĐ này dùng cho hoạt động kinh doanh phải trích khấu hao TSCĐ, ghi:

          Nợ TK 154, 642/ Có TK 214

          Đồng thời, ghi: Nợ TK 43142/Có TK 43141.

          b) Căn cứ Điều 10 Thông tư 45/2018/TTBTC ngày 7/5/2018 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao TSCĐ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và TSCĐ do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quy định nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:

          - Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

          - Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

          Vì vậy, việc đơn vị chi 46tr đồng sửa chữa TSCĐ phải xác định rõ nếu đây là sửa chữa thường xuyên thì hạch toán tăng chi phí; nếu là nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt,  thì hạch toán tăng thêm nguyên giá TSCĐ.  

Gửi phản hồi: