Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài Chính, Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Công ty tôi chuẩn bị triển khai hóa đơn điện tử, Vậy trên hóa đơn điện tử có ngày hóa đơn và ngày ký hóa đơn điện tử. Vậy hai ngày này có nhất thiết phải khớp nhau không? Do Công ty có nhiều địa điểm bán hàng khác nhau và nhiều sản phẩm, vậy khi sử dụng hóa đơn điện tử cùng một mẫu số và ký hiệu thì công ty tôi có thể phân bổ cho từng địa điểm bán hàng một khoảng riêng như hóa đơn đặt in không? Xin cám ơn!
12/12/2018
Trả lời:

Tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định:

“Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”.

          Tại Điều 4 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

2. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định này.

3. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan...”.

         Tại Điều 7 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:

1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mi ln giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khi lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

4. Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác và nội dung quy định tại Điều này.

Tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử hợp pháp như sau:

1. Hóa đơn điện tử hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Hóa đơn điện tử đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 4, các Điều 6, 7, 8 Nghị định này;

b) Hóa đơn điện tử bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin.

          Căn cứ theo quy định trên, trường hợp Doanh nghiệp bạn sử dụng hóa đơn điện tử thì khi lập hóa đơn điện tử, Doanh nghiệp bạn phải tuân thủ các quy định tại Điều 4; các Điều 6, 7, 8 Nghị định này. Trường hợp ngày ký hóa đơn điện tử thực hiện sau ngày lập hóa đơn điện tử thì Doanh nghiệp bạn phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.
Gửi phản hồi: