Hỏi đáp CSTC

Hỏi:
Xin kính chào! Tôi công tác tại Trung tâm PTQĐ thành phố Pleiku, xin được hỏi quý Bộ một số nội dung trong thực hiện chính sách liên quan tài chính như sau: 1/ Năm 2018, Trung tâm PTQĐ T.p Pleiku được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hổi đất của một công ty A trên địa bàn thành phố Pleiku. - Tổng giá trị bồi thường hỗ trợ được duyệt cho công ty là 1,6 tỷ đồng. - Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ là 2%*1.600.000.000 = 32.000.000 đ. - Chi phí dự phòng cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thu hồi đất (theo thông tư 74/2015/TT-BTC) là không quá 10% của chi phí tổ chức thực hiện là : 10%* 32.000.000 = 3.200.000đ Khi lập phương án cưỡng chế, dự toán cưỡng chế thực tế là 210.000.000 đồng (hai trăm mười triệu) Trước khi cưỡng chế hội đồng đã trình dự toán để thẩm định phê duyệt theo quy định, nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Tuy nhiên do nhiệm vụ yêu cầu phải thực hiện ngay. Nay hội đồng trình đề nghị thẩm định và duyệt dự toán cưỡng chế thì các cơ quan trả lời theo quy định TT 74 chỉ cho phép tối đa 10% là 3,2 triệu, nên dự toán 210 triệu là không có cơ sở. Thiết nghĩ một phương án cưỡng chế phải huy động mấy trăm con người và rất nhiều xe cộ phương tiện.... mà quy định 3,2 triệu đồng thì sao làm được. Không làm thì bị kiểm điểm, mà làm thì mang nợ. Kính đề nghị Bộ hướng dẫn hướng xử lý để chúng tôi là những người làm thực tiễn đỡ mang nợ như những trường hợp trên. Trân trọng cám ơn quý Bộ
06/05/2020
Trả lời:

Tại Điều 3, Điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính quy định:

"Điều 3. Nguồn và mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất

1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thườngđược lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án theo khối lượng công việc thực tế và mức trích không khống chế tỷ lệ 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.

3. Căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, Tổ chức làm nhiệm bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này để tổng hợp vào dự toán chung.

Điều 6. Lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vàcưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất

1. Việc lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như sau:

b) Khi có quyết định cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều 4 và mức chi quy định tại Điều 5 Thông tư này lập dự toán chi tiết kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gửi cơ quan tài chính quy định tại điểm a khoản này thẩm định trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;"

Căn cứ quy định trên, kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 74/2015/TT-BTC.

Gửi phản hồi: